Soda chứa nước và CO2 nên nó làm cho người sử dụng có cảm giác như giảm cơn khát. Bản chất soda không có hại nhưng kết hợp với đường, phụ gia đã gây bất lợi cho cơ thể.
1. Gây béo phì, tiểu đường
Loại đồ uống này tuy mùi vị hấp dẫn nhưng không có lợi cho sức khỏe, bởi nó không hề có chứa dưỡng chất ngoài đường nên dễ gây béo phì và tiểu đường. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch, soda là thủ phạm làm tăng lượng mỡ trong gan, trong cơ bắp và gây bệnh tiểu đường.
Kết luận trên được rút ra sau quá trình nghiên cứu ở những người uống thường xuyên 1 lon soda/ngày trong thời gian 6 tháng. Hậu quả, lượng mỡ trong gan tăng 132-142%, mỡ trong xương tăng 117- 221%; tryglyceride (một dạng mỡ xấu) tăng 30% cả trong máu lẫn trong các bộ phận khác của cơ thể và cholesterol tăng 11% so với nhóm người dùng các loại nước khác như sữa, chè xanh hoặc nước lọc.
Béo phì do lạm dụng soda sẽ dẫn đến tình trạng mắc bệnh tiểu đường. Soda không chỉ làm tăng mỡ mà nó còn làm cho cơ thể gặp khó khăn khi xử lý đường. Bằng chứng là do tiêu thụ quá nhiều soda nên tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 của người Mỹ tăng 3 lần, từ 6,6 triệu người (1980) lên 20,8 triệu như hiện nay.
Các chuyên gia Bệnh viện phụ sản Brigham đã làm nghiên cứu ở 51.000 phụ nữ và phát hiện thấy khi nghiên cứu được bắt đầu năm 1991, không ai trong số những người này mắc bệnh tiểu đường nhưng 8 năm sau đã có 741 người mắc bệnh. 83% trong số này mỗi ngày uống trên 1 lon, riêng nhóm uống 1 lon/tháng thì không mắc bệnh.
2. Suy yếu và gia tăng bệnh loãng xương
Thay vì uống sữa, những người thường xuyên uống soda xương sẽ bị suy yếu và gia tăng bệnh loãng xương. Trẻ nhỏ nếu uống nhiều soda (đặc biệt là coca) sẽ làm chậm quá trình phát triển của xương. Trước đây trẻ em Mỹ uống 3 cốc sữa và 1 cốc soda/ngày nhưng nay tỷ lệ này ngược lại, do vậy tỷ lệ loãng xương của người Mỹ đã tăng vọt.
3. Gia tăng bệnh răng miệng
Theo nhiều nghiên cứu thì soda là thủ phạm ăn mòn men răng, làm gia tăng bệnh sâu răng. Tính acid của soda còn mạnh hơn cả đường có trong bánh kẹo. Vì vậy, giới nha khoa khuyến cáo ngay từ khi còn chưa quá muộn nên hạn chế uống soda.

Theo nhiều nghiên cứu thì soda là thủ phạm ăn mòn men răng, làm gia tăng bệnh sâu răng.
4. Phá hủy gan, thận
Qua nghiên cứu ở nhóm tình nguyện, các chuyên gia ở ĐH Purdua Mỹ phát hiện thấy soda làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận so với đồ uống khác. Những người uống trên 2 lon coca/ngày thì mức độ mắc bệnh sỏi thận mạn tính tăng trên 2 lần so với nhóm khác.
Không chỉ có vậy, nhóm người lạm dụng soda còn có nguy cơ mắc bệnh xơ gan, do gan phải làm việc quá tải theo cơ chế giống như ở những người nghiện rượu.
5. Tăng huyết áp, gây bệnh cho hệ thống tiêu hóa
Soda là loại thực phẩm giàu axit và đường, cả hai chất này kết hợp với nhau sẽ gây ra những phản ứng bất lợi cho cơ thể. (Độ pH của soda là 2,5). Trước khi axit trong soda đi vào dạ dày thì nó đã đi qua hệ thống tiêu hóa, gây ra những hiện tượng bất lợi, nhất là gây bỏng niêm mạc miệng, lớp lót trong thực quản và gây ra nhiều bệnh về đường tiêu hóa.
6. Gây mất nước, mệt mỏi
Là nước giải khát, nhưng soda lại gây mất nước vì nó có chức năng như chất lợi tiểu. Cả cafein lẫn đường đều gây mất nước. Chúng làm tăng lượng dịch thải, ép thận phải làm việc nhiều để đưa lượng đường dư thừa ra khỏi máu và hậu quả làm cơ thể mất nước.

Uống quá nhiều soda còn làm tăng lượng cafein trong máu, gây mệt mỏi, khó chịu căng thẳng, mất ngủ, đi giải nhiều, tim đập nhanh và nhiều tác hại lâu dài khác.
7. Tích độc trong cơ thể
Một trong những độc tố nguy hiểm cho cơ thể từ soda là aspartame. Đây là chất làm ngọt nhân tạo được sản xuất từ 3 loại hóa chất là aspartic acid, phenylalanine và methanol. Sở dĩ aspartame được dùng là vì nó có độ ngọt gấp 200 lần so với đường viên và mặc dù được xem là phụ gia an toàn nhưng nếu cho vào thực phẩm thì rất nguy hiểm, nhất là khi lạm dụng.
Nó có thể bẻ gãy thành phenylalanine, aspartic acid và methanol, sau đó chuyển hóa tiếp thành formaldehyde và formic acid hay còn gọi là carcinogen, chất gây ung thư nguy hiểm. Đến nay người ta đã phát hiện thấy 92 rủi ro sức khỏe có liên quan đến việc tiêu thụ aspartame.
8. Phá hủy tế bào
Các nhà khoa học Anh còn tiến hành nghiên cứu và phát hiện thấy chất bảo quản E211 hay còn gọi là sodium benzoate có trong nước soda hiệu Fanta và Pepsi Max đã can thiệp tới chức năng vốn có của chuỗi AND trong cơ thể và gây phá hủy tế bào.
9. Gây nhiễm độc BPA
Các loại đồ uống đựng trong lon nhôm, trong chai nhựa, kể cả soda đều bị nhiễm nhựa epoxi có tên là Bisphenol A (BPA). Vai trò chính của BPA là giữ cho axít có trong soda không phản ứng với kim loại nhưng khi đi vào cơ thể, BPA nó can thiệp đến các loại hormone, gây ra nhiều chứng bệnh nan y như vô sinh, béo phì, tiểu đường và ung thư.
Vì lý do này Cơ quan Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) đã đề nghị các gia đình, trường học, nhà hàng hạn chế dùng đồ uống nói trên cho trẻ nhỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm BPA bằng việc sử dụng các loại đồ chứa thân thiện khác hay còn gọi là đồ không BPA (BPA free).
10. Gây ô nhiễm nguồn nước
Các loại chất ngọt nhân tạo dùng trong sản xuất đồ uống soda không bị bẻ gãy khi uống vào hoặc không thể xử lý được bằng các công nghệ nên cuối cùng chúng lại trở về nguồn nước, gây ô nhiễm và nhiều tác hại cho môi trường. Kết luận này được dựa vào nghiên cứu do các nhà khoa học Thụy Sỹ thực hiện trên các mẫu nước tự nhiên, và phát hiện thấy nhiều hợp chất có trong soda đã thoát ra môi trường như acesulfame K, sucralose và saccharin.